Thủ tục nhập khẩu xe nâng, thuế nhập khẩu xe nâng, mã hs xe nâng cho các loại xe nâng điện, xe nâng dầu, xe nâng mới, xe nâng đã qua sử dụng và quy trình kiểm tra chất lượng. Với kinh nghiệm thực tiễn làm dịch vụ nhập khẩu Xe nâng điện, tại Bài viết này, ACC sẽ tổng kết các nội dung liên quan nhập khẩu Xe nâng điện: các quy định quản lý nhà nước về Xe nâng điện; thủ tục nhập khẩu Xe nâng điện, thuế khi nhập khẩu Xe nâng điện, quy trình nhập khẩu …
Thuế xuất nhập khẩu của xe nâng được tính như thế nào?
1. Chính sách nhập khẩu xe nâng
Thủ tục nhập khẩu xe nâng tại Việt Nam được quy định theo các văn bản pháp luật sau:
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013;
- Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015;
- Thông tư 89/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015;
- Thông tư 39/2016/TT-BGTVT ngày 6/12/2016;
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
- Công văn số 5662/BGTVT-KHCN 30/05/2018;
- Thông tư 41/2018/TT-BGTVT ngày 30/07/2018;
- Công văn 10988/BGTVT-KHCN ngày 19/11/2019;
- Công văn 7391/TCHQ-GSQL ngày 20/11/2020;
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Theo những văn bản trên thì mặt hàng xe nâng không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Đối với xe nâng đã qua sử dụng thì thuộc danh mục nhập khẩu có điều kiện, phải kiểm tra chất lượng theo quy định.
Khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng cần phải lưu ý những điểm sau:
- Xe nâng phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu;
- Xe nâng là thiết bị chuyên dụng, chưa có quy định cụ thể về tuổi thiết bị;
- Xe nâng nhập khẩu phải có tem nhãn theo nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
2. Tra mã HS xe nâng
Tra cứu mã hs là công việc phải làm khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng. Mã hs là chuỗi số được quy ước cho từng loại mặt hàng cụ thể trên phạm vi toàn cầu. Thông thường mã hs giữa quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu sẽ giống nhau ít nhất từ 4 đến 6 số. Vì thế khi nhập khẩu người mua nên tham khảo mã hs từ người bán.
Sau đây, ACC xin giới thiệu mã hs xe nâng mời Quý vị tham khảo bảng bên dưới.
Mô tả |
Mã hs |
Thuế NK ưu đãi
(%)
|
Xe tự hành chạy bằng mô tơ điện
Vd: xe nâng điện
|
84271000 |
0 |
Xe tự hành khác
Vd: xe nâng thang tự hành, chủ yếu là nâng người
|
84272000 |
0 |
Các loại xe khác
Ví dụ: Xe nâng dầu, xe nâng tay
|
84279000 |
0 |
Theo biểu thuế xuất nhập khẩu thì mã hs của xe nâng được phân vào nhóm 8427. Theo những mã hs xe nâng trên đây thì thuế nhập khẩu xe nâng là 0%. Thuế GTGT nhập khẩu của xe nâng là 10%.
Xác định đúng mã hs rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng. Việc xác định sai mã hs sẽ mang lại những rủi ro nhất định cho Quý vị như:
- Chịu phạt do khai sai mã hs theo nghị định 128/2020/NĐ-CP;
- Trong trường hợp phát sinh thuế nhập khẩu thì sẽ đối mặt với mức phát ít nhất là 2,000,000 VND và cao nhất là mức phạt gấp 3 lần số thuế.
3. Thuế suất nhập khẩu của xe nâng được tính như thế nào?
Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành với nhà nước. Thuế xuất nhập khẩu xe nâng có hai loại đó là thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu. Quý vị có thể tham khảo cách tính thuế nhập khẩu theo cách bên dưới:
- Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.
- Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức :
Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x % thuế suất GTGT
Theo công thức tính trên thì thuế nhập khẩu của xe nâng phụ thuộc vào thuế suất nhập khẩu. Như ở phần mã hs xe nâng ở trên thì thuế nhập khẩu ưu đãi của xe nâng là 0%. Như vậy, thuế nhập khẩu của xe nâng chỉ còn thuế GTGT là 10%.
Ngoài mức thuế nhập khẩu ưu đãi thì còn có thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Mức thuế suất ưu đãi đặc biệt thường là 0% áp dụng cho hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có ký hiệp định thương mại như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Chi Lê, Châu Âu, Úc, Ấn Độ và các nước Asean.
Để được áp mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Thì lô hàng đó phải có chứng nhận xuất xứ hay còn gọi là ℅.
4. Những lưu ý khi nhập khẩu xe nâng
Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu xe nâng. Chúng tôi đã rút ra được một số lưu ý muốn được chia sẻ cùng Quý vị để tham khảo. Khi nhập khẩu xe nâng Quý vị cần lưu ý những điểm sau:
- Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành với nhà nước;
- Xe nâng là thiết bị chuyên dụng, chưa có quy định cụ thể về tuổi thiết bị;
- Xe nâng cũ đã bị can thiệp bằng việc đục số, lắp ráp từ nhiều xe nâng khác nhau thì cấm nhập khẩu;
- Có thể mang hàng về bảo quản khi làm thủ tục hải quan;
- Phải nộp thuế mới được thông quan hàng hóa;
- Xe nâng có động cơ phải làm đăng kiểm;
- Xe nâng tay chỉ cần làm kiểm tra chất lượng
- Dán nhãn lên hàng hóa là điều bắt buộc khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng;
- Xác định mã hs xe nâng là rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu.
5. Chi phí vận chuyển và thời gian nhập khẩu Xe nâng điện
Chi phí vận chuyển và thời gian nhập khẩu có quan hệ mật thiết với nhau. Tùy tính chất hàng hóa và mức độ yêu cầu thì hàng hóa nhập khẩu quốc tế có thể vận chuyển theo đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường chuyển phát nhanh.Mỗi lô hàng cần xem xét cụ thể để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến “Thuế xuất nhập khẩu xe nâng“ mà ACC đã chia sẻ đến quý bạn đọc cùng tham khảo. Hy vọng những thông tin mà ACC đã chia sẻ trên sẽ giúp ích đến quý bạn đọc trong công việc và cuộc sống. Mọi thắc mắc liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn.